Testosterone là gì?

Testosterone là gì?

là hormone cực kỳ quan trọng đối nam giới, nó không chỉ quy định các đặc tính ở người đàn ông mà còn có mặt ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể, quyết định sức khỏe toàn thân, cũng như khả năng sinh lý, sinh sản của phái mạnh

Testosterone được sinh ra ở đâu?

Testosterone ở nam giới được sản xuất chủ yếu ở tinh hoàn (chiếm đến 95%) và một phần nhỏ ở tuyến thượng thận (khoảng 4%). Ở phụ nữ, tuyến thượng thận và buồng trứng là nơi sản xuất testosterone (một lượng nhỏ). Thời điểm testosterone bắt đầu được sản xuất sớm nhất thường rơi vào tuần thứ bảy sau khi thụ thai. Nồng độ testosterone tăng dần trong giai đoạn dậy thì và đạt mức đỉnh điểm trong những năm cuối tuổi thiếu niên, sau đó chững lại. Testosterone ở nam giới trưởng thành được phóng thích khoảng 4 – 10 mg/ngày. Từ 30 tuổi trở đi, lượng Testosterone có xu hướng giảm nhẹ mỗi năm.

Vai trò của testosterone ở nam giới

Testosterone có vai trò quan trọng đối với hầu hết mọi chức năng của nam giới, từ hệ thống sinh sản và tình dục đến khối cơ và mật độ xương:

Hệ nội tiết

Trong trục nội tiết sinh sản tinh hoàn – tuyến yên và vùng dưới đồi, hormone Testosterone là thành phần không thể thiếu. Tại tinh hoàn của nam giới có các tế bào Leydig chịu trách nhiệm sản xuất hormone này, sau đó được kích thích và kiểm soát bởi các hormone LH tại tuyến yên. Bài tiết Testosterone sẽ được điều hòa dựa theo cơ chế điều hòa ngược, có nghĩa là: khi lượng hormone này tiết ra quá thấp sẽ kích thích quá trình bài tiết LH ở tuyến yên và ngược lại.

Testosterone khi được vận chuyển vào trong máu sẽ tồn tại dưới 3 dạng, bao gồm: dạng tự do, dạng gắn SHBG và dạng liên kết lỏng lẻo với albumin. Tuy nhiên, trong đó hoạt tính sinh học chỉ có ở dạng liên kết lỏng lẻo với albumin và dạng tự do.

Loại hormone này cũng giúp quyết định và hình thành nên những đặc tính của nam giới như phát triển cơ bắp, giọng nói trầm, nét nam tính trên khuôn mặt, râu, lông tay chân, lông nách phát triển hơn và cả ham muốn tình dục của nam.

Hệ thống sinh sản

Bộ phận sinh dục nam được hình thành vào khoảng tuần thai thứ bảy với sự tác động của Testosterone. Ở tuổi dậy thì, khi nồng độ Testosterone tăng lên, tinh hoàn và dương vật phát triển mạnh mẽ. Tinh hoàn tạo ra một lượng testosterone ổn định và cung cấp tinh trùng mới mỗi ngày.

Nếu lượng Testosterone thấp có nguy cơ bị rối loạn chức năng cương dương. Bên cạnh đó, nếu sử dụng liệu pháp Testosterone dài hạn có thể gây giảm sản xuất tinh trùng. Liệu pháp Testosterone cũng có thể gây phì đại tuyến tiền liệt và khiến tinh hoàn nhỏ hơn, mềm hơn. Ngoài ra, nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt hoặc ung thư vú không nên thực hiện liệu pháp thay thế Testosterone.

Khả năng tình dục

Ở độ tuổi dậy thì, nồng độ Testosterone ở nam giới tăng cao, kích thích sự phát triển và hoàn thiện của tinh hoàn, dương vật và lông mu. Giọng nói trở nên trầm hơn, cơ bắp và lông trên cơ thể phát triển. Cùng với đó, ham muốn tình dục ngày càng tăng cao.

Nam giới có lượng Testosterone thấp có khả năng bị mất ham muốn tình dục. Sự kích thích tình dục hay hoạt động tình dục khiến nồng độ Testosterone tăng cao. Testosterone có thể giảm trong một thời gian dài không hoạt động tình dục.

Cơ và xương

Testosterone kích thích và thúc đẩy quá trình tăng trưởng của các mô, cải thiện và làm tăng cơ bắp thông qua việc tăng cường gắn protein.

Ngoài ra, quá trình phát triển hồng cầu hay mật độ xương cũng sẽ chịu tác động của của loại hormone này. Chính vì vậy mà một người bị gãy xương sẽ có khả năng hồi phục lâu hơn nếu người đó có nồng độ hormone này thấp.

Da và tóc

Khi đến độ tuổi trưởng thành, Testosterone thúc đẩy sự phát triển của tóc trên đầu, cũng như lông ở nách và xung quanh bộ phận sinh dục. Lông cũng xuất hiện trên cánh tay, chân và ngực.

Testosterone thấp có thể khiến quý ông mất đi một phần lông trên cơ thể.

Hậu quả của testosterone thấp:

– Giảm hoạt động tình dục (giảm ham muốn, giảm cương dương vật, giảm số lượng tinh trùng).

– Lười hoạt động thể lực.

– Hoạt động hệ thần kinh suy giảm.

– Thay đổi thói quen, cách cư xử, tâm lý, xúc cảm.

– Thích sống cô độc.

– Hay đau nhức, mệt mỏi toàn thân.

– Giảm khối lượng cơ, giảm sức mạnh cơ.

– Tăng khối lượng mỡ ở bụng và phần trên cơ thể.

– Loãng xương, đau lưng.

– Nguy cơ tim mạch.

– Rối loạn hệ thống tạo máu.

– Ảnh hưởng đến da, lông, tóc, móng.

Giảm testosterone ảnh hưởng đến chất lượng sống, gây nhiều tác hại lâu dài và tiềm tàng, nhất là nguy cơ tim mạch và loãng xương.

Nguyên nhân testosterone giảm thấp

– Tuổi tác:

Khi lớn tuổi, các cơ quan trong cơ thể bị suy thoái. Tinh hoàn giảm số lượng tế bào Leydig (là các tế bào nằm trong mô kẽ của tinh hoàn ở nam giới, có nhiệm vụ sản xuất và bài tiết testosterone), tăng xơ và thoái hóa mô tinh hoàn. Giảm tưới máu, thiếu oxy mô, đưa đến giảm tổng hợp testosterone.

– Phá vỡ cân bằng điều chỉnh nội tiết tố

– Di truyền

– Lối sống

– Nhiễm độc: nghiện rượu, xơ gan

– Sang chấn tinh thần

– Dùng thuốc: glucocorticoid,…

Cách tăng Testosterone tự nhiên hiệu quả nhất cho nam giới

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ có vai trò quan trọng không chỉ đối với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nội tiết tố trong cơ thể. Mỗi ngày cần ngủ ít nhất 7-8 giờ để đảm bảo sức khỏe dài lâu và lượng Testosterone của người đàn ông. Một nghiên cứu cho thấy, một người chỉ ngủ 5 giờ mỗi đêm, hormone nam giảm xuống 15%. Một nghiên cứu dài hạn đã quan sát thấy rằng những người chỉ ngủ bốn giờ mỗi đêm có mức độ thiếu hụt quá mức giới hạn. Vì vậy, tránh thức khuya, nên ngủ đủ giấc chính là cách giúp nam giới tăng cường Testosterone hiệu quả mà quý ông không nên bỏ qua.

Tập thể dục

Thường xuyên tập thể dục thể thao chính là giải pháp tích cực tăng hệ miễn dịch, sự dẻo dai cho hệ cơ xương mà còn là cách tăng Testosterone hiệu quả cho nam giới. Tuy nhiên, việc tập luyện phải thường xuyên, tập vừa sức, tránh tập quá nhiều với cường độ cao sẽ gây tác dụng ngược. Nên dành thời gian 30-60 phút mỗi ngày, và mỗi tuần duy trì ít nhất là 5 lần. Những bài tập tăng cường Testosterone được khuyến khích: Kegel, cử tạ, đi bộ nhanh, bơi lội, cử tạ

Bổ sung thực phẩm giàu protein, chất béo lành mạnh và tinh bột

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất đến lượng nội tiết tố trong cơ thể. Để tăng cường sức khỏe nam giới và khả năng sinh lý cho phái mạnh cần thiết lập chế độ ăn uống khoa học, cân bằng 4 nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất (2). Chế độ dinh dưỡng cho nam giới cần nhớ các nguyên tắc sau đây:

Ăn vừa đủ tinh bột: Đây Là nguồn dinh dưỡng cung cấp năng lượng chính cho tế bào, duy trì cho các cơ. Tinh bột chiếm khoảng 60% tổng số nhu cầu năng lượng. Nhu cầu cần thiết là 5-7g/kg ngày.

Ăn đủ chất đạm: Là thành phần quan trọng để phát triển các cơ quan như: xương, cơ, mạch máu… Chiếm khoảng 15% nhu cầu năng lượng của cơ thể. Lượng đạm cần thiết mỗi ngày là 1g đạm/kg cân nặng.

Tăng cường chất béo lành mạnh: Chất béo tuy là thành phần quan trọng của màng tế bào và đặc biệt là có rất nhiều ở não và tế bào thần kinh và để tổng hợp acid mật và làm tiền chất của hormone steroid và vitamin D. Tuy nhiên, sử dụng các chất béo không lành mạnh từ động vật nhiều có thể gây ra tình trạng thừa cholesterol, có nguy cơ xơ vữa động mạch. Vì thế, cần ưu tiên các loại chất béo lành mạnh từ dầu thực vật, các loại hạt, cá…

Nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất kẽm, sắt, vitamin A, B, C, D, E có trong các nhóm thực phẩm như: hải sản, nhóm rau củ, trái cây tươi.

Nên uống 2-3 lít nước mỗi ngày

Giảm thiểu căng thẳng

Theo nghiên cứu, căng thẳng thường xuyên là nguyên nhân kích thích cơ thể sản sinh hormone cortisol. Khi hormone này tăng cao sẽ khiến cơ thể ức chế sản sinh Testosterone. Vì vậy, kiểm soát và giảm thiểu căng thẳng là điều hết sức chú ý. Kiểm soát, giải tỏa căng thẳng bằng cách bố trí, sắp xếp công việc và nghỉ ngơi hợp lý, đọc sách, nghe nhạc, xem phim, thiền, yoga…(3)

Tăng cường vitamin D

Nghiên cứu đã chỉ ra, vitamin D có thể hoạt động như một chất tăng cường Testosterone tự nhiên. Một nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung khoảng 3.000 IU vitamin D3 mỗi ngày liên tục 12 tháng sẽ làm tăng mức Testosterone lên khoảng 25%. Cách tốt nhất để tăng cường vitamin D là thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bổ sung bằng thuốc, ăn thức ăn giàu vitamin D như trứng, sữa, cá hồi…

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất có vai trò không chỉ tốt đối với sức khỏe nền tảng mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh lý của người đàn ông. Đặc biệt là vitamin B, kẽm có tác dụng thúc đẩy cơ thể sản sinh nội tiết tố nam, tăng chất lượng tinh trùng lên 74%. Bên cạnh ưu tiên bổ sung vitamin và khoáng chất từ việc ăn uống thì có thể sử dụng vitamin tổng hợp.

Sinh hoạt tình dục lành mạnh

Lạm dụng tình dục, quan hệ quá độ, không lành mạnh là một trong những nguyên nhân gây làm sụt giảm lượng nội tiết nam trong cơ thể. Theo các chuyên gia, việc sinh hoạt tình dục đều đặn, lành mạnh, an toàn vừa tốt cho sức khỏe mà còn giúp cải thiện nồng độ nội tiết tố nam trong máu. Tùy theo độ tuổi mà có số lần quan hệ phù hợp, trung bình sinh hoạt tình dục 2-3 lần/ tuần. Nên sử dụng bao cao su, chung thủy 1 vợ 1 chồng để không

Hạn chế tiếp xúc các hợp chất tương tự như estrogen

Bên cạnh việc ăn uống, sinh hoạt thì việc phơi nhiễm với các hóa chất có cấu trúc tương tự như estrogen cũng ảnh hưởng đến lượng Testosterone của nam giới. Hạn chế tiếp xúc với các chất này, bao gồm BPA (chất dùng trong chế tạo nhựa), paraben (chất bảo quản trong mỹ phẩm) và các hóa chất khác có trong một số loại nhựa (hộp nhựa đựng thực phẩm, khay nhựa…).

Giảm cân, duy trì cân nặng hợp lý

Béo phì, thừa cân và Testosterone có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có tác động qua lại với nhau. Khi thừa cân, các tế bào mỡ chuyển hóa Testosterone thành estrogen, làm giảm nồng độ Testosterone. Đặc biệt, béo phì còn làm giảm mức độ globulin liên kết với hormone giới tính (SHBG), một loại protein mang Testosterone trong máu. Ít hormone SHBG có nghĩa là Testosterone tự do sẽ ít hơn mức bình thường. Vì vậy, để tăng hormone Testosterone cần giảm cân. (4)

Hạn chế chất kích thích

Rượu bia ngăn cản cơ thể sản sinh Testosterone trong thời điểm ngắn hạn. Các nghiên cứu chỉ ra, lượng Testosterone có thể giảm xuống sau 30 phút sau khi uống rượu bia. Việc sử dụng thức uống có cồn thường xuyên và quá nhiều có thể tổn thương tế bào Leydig ở tinh hoàn, tuyến yên, là cơ quan chịu trách nhiệm sản xuất Testosterone. Đặc biệt, uống rượu nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến số lượng tinh dịch và khả năng chuyển động của tinh trùng. Theo khuyến cáo, mỗi người sử dụng rượu bia không nên vượt quá 2 đơn vị cồn mỗi ngày (tương đương khoảng 350ml bia, 1 ly rượu vang (150ml) hay 44ml rượu mạnh.

Tránh các loại thuốc gây suy giảm Testosterone

Một số tác loại thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn làm suy giảm Testosterone thường gặp như: thuốc opioid, thuốc glucocorticoid và steroid đồng hóa. Trong trường hợp bạn đang sử dụng các loại thuốc này mà có các biểu hiện suy giảm nội tiết tố thì nên báo ngay với bác sĩ để được thay thế, hoặc điều chỉnh loại thuốc tương tự, tránh những tác dụng không mong muốn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *